Hướng dẫn cài đặt máy ảnh dễ hiểu nhất dành cho người mới nhập môn
Đối với người mới học, việc nhìn vào vô số những chức năng, chế độ trong
một chiếc máy ảnh thực sự là một công việc rất “nản”. Nhiều mẫu máy ảnh mới ra
hiện nay còn chứa tới khoảng 5000 chức năng (như Nikon). Tuy nhiên, may mắn là
bạn sẽ không nhất thiết phải hiểu hết 5000 chức năng này, mà chỉ cần tập trung
nắm bắt những đặc tính và các cách cài đặt máy ảnh cơ bản nhất như hướng dẫn
dưới đây.
Độ sâu trường ảnh
Trước khi đào sâu về đặc tính của từng chức năng, bạn cần hiểu cơ bản về
độ sâu trường ảnh (gọi tắt là DoF). Đây là khái niệm chỉ những vùng sắc nét một
cách chấp nhận được ở trước hoặc sau đối tượng chụp. Thuật ngữ “vùng sắc nét
chấp nhận được” được sử dụng bởi lẽ bạn càng tập trung vào đối tượng chụp thì
vùng sắc nét sẽ càng thu hẹp.
Một cách nhìn khác về độ sâu trường ảnh là nhìn vào độ rộng của vùng lấy
nét. DoF nông có nghĩa là vùng lấy nét nhỏ, trong khi đó DoF sâu có nghĩa là
vùng lấy nét rộng.
Cùng một khoảng cách chụp, có ba cách để điều chỉnh độ sâu trường ảnh:
1.
Thay đổi khẩu độ
2.
Thay đổi tiêu cự: Về mặt kỹ thuật, đây là việc làm thay đổi hiệu ứng thị
giác dựa vào sự phóng đại hình ảnh, tuy nhiên điều này cũng tạo sự thay đổi
trong DoF.
3.
Thay đổi khoảng cách đến điểm lấy nét (focus distance): lấy nét một đối
tượng chụp gần hơn sẽ đem lại DoF nông hơn so với lấy nét một đối tượng xa hơn.
4.
Tiêu cự (ống kính góc rộng và ống kính tele)
Việc thay đổi tiêu cự có nghĩa là bạn đang thay đổi tương quan giữa kích
thước vật thể cận cảnh so với phần nền. Điều này cũng làm thay đổi DoF do sự
thay đổi trong mức độ phóng đại.
Ống kính góc rộng: Một ống kính góc rộng (28mm) sẽ làm cho vật thể chụp
cận cảnh to hơn tương đối so với nền. Điều này cho phép bạn chụp các vật thể
chiếm ưu thế chính trong bức ảnh mà cùng lúc vẫn có thể ăn khớp với nền. Khi
đứng ở cùng một khoảng cách so với đối tượng chụp, ống kinh góc rộng sẽ cho ra
bức ảnh có DoF sâu hơn ở cùng một khẩu độ.
Ống kính tele: Ống kính tele sẽ làm “siết lại” góc chup. Tiêu cự càng lớn
thì phần phông càng có xu hướng lớn tương đối so với đối tượng chup. Điều này
làm cho phần phông nhin có vẻ gần hơn lại vật thể chính so với khi chụp bằng
ống kinh góc rộng.
Mặc dù không phải là một nguyên tắc bất di bất dịch, song ảnh chân dung
thường được cho là nên được chụp bởi ống kinh tele (80-120mm). Nếu bạn chụp ai
đó có chiếc mũi to ở một khoảng cách gần với ống kính 17mm, chiếc mũi sẽ trở
nên khổng lồ so với hai bên tai.
ISO
Trước khi tìm hiểu sang các chế độ khác như khẩu độ hay cửa trập, bạn cần
hiểu ISO là gì. Chế độ ISO thực chất nhằm điều chỉnh độ nhạy cảm với ánh sáng
của máy ảnh.
ISO là chế độ đầu tiên bạn cần điều chỉnh khi bước ra khỏi cửa, và bạn
cần luôn luôn lưu ý về việc đặt ISO ở mức nào. ISO ở mức thấp (100, 200 hay
400) có nghĩa là cảm ứng của máy ảnh đang không quá nhạy với ánh sáng, và máy
ảnh sẽ cho ra những bức hình có chất lượng tốt nhất có thể. ISO có thể được
điều chỉnh thấp trong điều kiện ánh sáng mạnh ban ngày, khi sử dụng chân máy
ảnh hoặc trong điều kiện ánh sáng phòng chụp.
Chỉ số ISO cao (800, 1600 hoạc 3200) có nghĩa là cảm ứng sẽ nhạy hơn với
ánh sáng, tuy nhiên điều này được đánh đổi bằng độ nhiễu của ảnh. ISO phải điều
chỉnh ở mức càng cao có nghĩa là điều kiện ánh sáng không đảm bảo, hay khi
không có chân máy. Bạn nên xem xét cẩn thận giới hạn trên của ISO để đảm bảo sự
thuận tiện khi dùng.
Chìa khóa ở đây là đừng ngại tăng mức ISO. Ngày nay, các dòng máy ảnh đã
được cải tiến đáng kể, giúp cho bạn có thể yên tâm khi nâng mức ISO lên 800,
1600, 3200 hoặc thậm chí cao hơn. Ngoài ISO, bạn nên quan tâm nhiều hơn tới chế
độ cửa trập và khẩu độ.
Khẩu độ
Khẩu độ có thể được hiểu là một lỗ trong ống kính cho phép ánh sáng đi
vào trong máy ảnh. Thông số đo khẩu độ f- (như f/2.8, /3.5 … f/16) là con số
chỉ độ rộng của khẩu độ khi mở (khẩu độ f/2.8 có độ mở lớn hơn so vứi f/16).
Máy ảnh có chế độ điều chỉnh cho phép bạn thay đổi khẩu độ, tiếp đó sử dụng
thiết bị đo sáng ở trong để lựa chọn tốc độ cửa trập hợp lý.
Khẩu độ càng nhỏ (có nghĩa là con số càng lớn, chẳng hạn f/16) thì DoF
càng sâu, tuy nhiên sẽ cho càng ít ánh sáng lọt vào. Ngược lại, khẩu độ càng
lớn (có nghĩa là con số càng nhỏ, chẳng hạn f/2.8) làm cho DoF càng nông (dễ
làm out nét), càng nhiều ánh sáng lọt vào.
Như vậy, việc điều chỉnh khẩu độ có liên quan chặt chẽ đến việc kiểm soát
DoF, đặc biệt cần lưu ý trong những trường hợp ánh sáng yếu như chụp ảnh trong
các sự kiện, đám cưới.
Cửa trập
Tốc độ cửa trập là tốc độ tại đó cửa trập của máy ảnh đóng/khép nhằm đưa ánh sáng vào bộ phận cảm ứng hoặc bộ phận phim. Chế độ cửa trập cho phép bạn điều chỉnh thông số tốc độ cửa trập, kết hợp cùng với khẩu độ để bức ảnh được phơi sáng một cách hợp lý nhất.Tốc độ cửa trập càng lớn (đồng nghĩa với một thông số tỷ lệ nhỏ, chẳng
hạn 1/320) cho ít ánh sáng lọt vào bộ phận cảm ứng, tuy nhiên điều này sẽ góp
phần khắc phục hạn chế khi vật thể đang chuyển động hoặc máy ảnh bị rung. 1/320
hoặc nhanh hơn sẽ là lý tưởng để “đóng băng” mọi chuyển động của đối tượng được
chụp.
Tốc độ cửa trập càng nhỏ (nghĩa là tỷ lệ càng lớn, chẳng hạn 1/8) sẽ cho
phép càng nhiều ánh sáng lọt vào bộ phận cảm ứng. Nếu như con số này đủ nhỏ sẽ
làm cho ảnh bị nhòe. Tùy thuộc vào tốc độ dịch chuyển của vật thể được chụp,
mọi thông số trong khoảng 1/30 cho đến 30 giây hoặc hơn sẽ tạo vệt nhòe đủ để
nhận thấy trong các bức ảnh. Một chiếc chân máy được khuyến cáo sử dụng khi bạn
muốn tạo hiệu ứng nhòe, mặc dù bạn vẫn có thể chụp bằng tay nếu như vật thể di
chuyển đủ nhanh.
*Lưu ý quan trọng: để bù đắp lại vệt mờ gây ra bởi việc máy ảnh bị rung
lắc, tốc độ cửa trập nên được đặt ít nhất là 1/tiêu cự. Nếu như tiêu cự của ống
kính đang là 100mm, tốc độ cửa trập nên để ít nhất là 1/100, hoặc an toàn hơn
thì nên là 1/125 hoặc 1/160. Khi sử dụng cảm biến cỡ nhỏ (như APS-C hay
micro-4/3rds), thông số tiêu cự là rất quan trọng. Nếu cảm ứng APS-C của bạn có
hệ số 1.6x thì một ống kính có tiêu cự 100mm sẽ tương đương với tầm ngắm 160mm,
điều này khiến bạn sẽ cần tốc độ cửa trập ít nhất là 1/160 để đạt được độ nét.
Tóm lại, thông số này đặc biệt có ý nghĩa khi bạn đang muốn chụp vật thể
đang di chuyển, chẳng hạn khi bạn đang đi trên xe, hoặc chụp những bức ảnh
đường phố.
Chế độ Manual Mode
Chế độ này cho phép bạn tự điều chỉnh tốc độ cửa trập, khẩu độ và ISO
hoàn toàn bằng tay. Để làm được điều này là tương đối khó vì bạn phải cảm nhận
chính xác được cường độ ánh sáng để điều chỉnh các thông số một cách tương ứng.
Mặc dù bạn có thể không muốn sử dụng chế độ này, song đây là một cách tốt để
giúp bạn cảm nhận tốt hơn về độ sáng.
Đây là chế độ lý tưởng khi bạn sử dụng kết hợp với chân máy và có thời
gian cảm nhận ánh sáng, trong điều kiện ánh sáng tương đối cố định và đồng
nhất, chẳng hạn như chụp ảnh gia đình trong studio.
Tuy nhiên, khi bạn đang chụp ngoài trời trong một ngày có nắng, và bạn
cần những bức hình có độ sáng khác nhau, thì nên chuyển sang dùng chế độ ưu
tiên khẩu độ và tốc độ.
Bù phơi sáng
Chế độ bù sáng (+/-) được dùng khi bạn đang để máy ảnh ở chế độ ưu tiên
khẩu độ hoặc ưu tiên tốc độ. Bạn có thể thay đổi độ sáng của bức ảnh qua việc
điều chỉnh tăng hoặc giảm. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi bạn đang ở trong
khu vực quá sáng hoặc quá tối khiến cho thiết bị đo sáng hoạt động không hiệu
quả. Khi ở trong những điều kiện này, máy ảnh sẽ đọc độ sáng và tự động điều
chỉnh việc quá sáng hoặc quá tối này thành những mảng màu xám, và dĩ nhiên đây
là điều không mong muốn.
Khi chụp một bức ảnh trong điều kiện ánh sáng mạnh, máy ảnh sẽ đọc tất cả
những vùng sáng trong đó và tính toán mức độ làm tối để đạt độ phơi sáng hợp
lý. Trong trường hợp này, bạn cần điều chỉnh tăng độ bù sáng. Trong trường hợp
bạn đang chụp ảnh trong một hẻm tối, máy ảnh sẽ cố gắng điều chỉnh làm sáng
những khu vực tối từ màu đen thành xám, do đó bạn cần điều chỉnh giảm độ bù
phơi sáng.
Trên đây là hướng dẫn cài đặt máy ảnh cơ bản dành cho người mới học. Hy
vọng bạn đã nhận được những thông tin hữu ích!
0 Nhận xét